Trung Quốc đầu tư 7000 tỷ làm đường cao tốc ở Quảng Ninh

Để thi công xây dựng đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái có chiều dài 96km xuất phát từ Quảng Ninh đến cửa khẩu Trung Quốc, dự án được đề xuất vay nợ hơn 7.000 tỷ vốn đầu tư từ ngân hàng của Trung Quốc gây ra nhiều ảnh hưởng trái chiều nhất là khi xung đột biển đông đang diễn ra, và đã có những hành động không đẹp đến từ cường quốc này đối với Việt Nam. Lần này xây cao tốc nối liền giữa tỉnh thành Việt Nam với cửa khẩu Trung Quốc liệu có bất cập gì xảy ra. Đang có rất nhiều tranh luận, những ý kiến trái chiều của bộ về việc Trung Quốc đầu tư 7000 tỷ làm đường cao tốc ở Quảng Ninh nên vẫn chưa đưa ra được quyết định cuối cùng

Theo bộ kế hoạch và đầu tư, để xây dựng đường cao tốc này giai đoạn 1 tổng mức phí dự kiến là 382 triệu USD trong đó vốn vay Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc 304,6 triệu USD, tương đương 6.860 tỷ đồng. Vốn đối ứng của phía Việt Nam là 77,33 triệu USD, tương đương hơn 1.700 tỷ đồng.

trung-quoc-dau-tu-7000-ty-xay-cao-toc-van-donCao tốc Vân Đồn – Móng Cái vay vốn 7000 tỷ từ Trung Quốc chưa được thống nhất

Về vấn đề lo ngại vay vốn từ Trung Quốc bộ chưa thống nhất được và có nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó nếu vay vốn từ Trung Quốc thì kèm theo rất nhiều điều khoản bắt buộc từ bên cho vay như: phải sử dụng nhà thầu, công nghệ, máy móc, thiết bị của Trung Quốc….. Tuy nhiên Bộ GTVT đề nghị ngân sách nhà nước cấp phát toàn bộ vốn vay là chưa phù hợp với việc xây dựng dự án đường cao tốc, bởi đây là dự án có khả năng thu hồi vốn và Bộ GTVT không phải là đối tượng vay lại theo quy định của Luật Quản lý nợ công.

Bộ KH-ĐT cho rằng việc vay vốn từ Trung Quốc đầu tư dự án là cần thiết. Kinh phí đầu tư dự kiến 8.600 tỷ đồng, tương đương 382,5 triệu USD là phù hợp với khả năng huy động vốn đầu tư và nhu cầu vận tải. Cần tiếp tục đàm phán với phía Trung Quốc để xác định điều kiện cụ thể của khoản vay theo hướng đề nghị phía Trung Quốc áp dụng điều kiện vay ưu đãi hơn so với điều kiện vay gần nhất phía Trung Quốc đề xuất, không áp dụng điều kiện thự hiện dự án theo hình thức EPC bởi nhà thầu Trung Quốc. Ngoài ra, có thể xem xét khả năng sử dụng khoản này cho dự án theo hình thức PPP.

Sau khi xác định được điều kiện cụ thể của khoản vay, Bộ KH-ĐT sẽ phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ GTVT và các cơ quan liên quan xác định cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định.

Nguồn: VietNamnet

Gửi Bình Luận