Làm thế nào để giảm chi phí phát sinh?
Chi phí phát sinh là từ “khủng khiếp” nhất mà tất cả các gia chủ sau khi xây nhà phải than trời than đất. Phát sinh là điều không mong muốn, nhưng đừng để nó phát sinh quá đà kẻo nợ nần chồng chất, và đặc biệt những phát sinh này chúng ta có thể kiểm soát được nếu như có một kế hoạch phía trước.
Hôm nay VŨ AN chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm xây nhà để tránh, cắt giảm các chi phí phát sinh so với dự toán ban đầu để bạn có thể dễ dàng kiểm soát tài chính cũng như tiết kiệm được một khoản tiền khá lớn trong việc xây nhà này đặc biệt là trong thiết kế xây dựng biệt thự, nhà phố.
Làm thế nào để giảm chi phí phát sinh?
1/ Bản vẽ càng chi tiết thì chi phí phát sinh càng ít
Để dự toán chi phí một cách chính xác nhất thì yêu cầu KTS phải có được một bản vẽ chi tiết, một bản vẽ càng chi tiết sẽ giúp chúng ta có những tính toán chi phí sát nhất, hợp lý nhất và sẽ không có chi phí phát sinh trong thời gian xây dựng. Dự toán thiết kế là dự toán căn cứ vào bản vẽ thiết kế chi tiết, còn dự toán thi công do nhà thầu đưa ra là đã tính đến cả thực tế thi công. Nếu giá cả thay đổi, thì chi phí thực tế sẽ bị ảnh hưởng. Thiết kế nhà phố không thể lảm tới đâu tính tới đó. Mà chúng ta cần phải vạch ra một hướng đi trước đó.
Không cần phân biệt rõ ràng phần thô và hoàn thiện như vậy, mà chỉ cần xác định các mốc công việc (tương ứng với chi phí) trong quá trình xây dựng như làm nền móng, phần khung sườn bê tông cốt thép, phần xây tô bao che và ngăn chia, phần hệ thống điện nước, đường ống kỹ thuật, phần ốp lát và trang trí, phần đồ gỗ và trang trí đặc biệt… Làm tới đâu, nghiệm thu thanh toán hoặc tạm ứng tới đó
2/ Minh bạch, công bằng và kiểm soát
Tất cả đều phải rõ ràng và ghi chép đầy đủ, liệt kê hết vào hợp đồng xây dựng, từ đó trách nhiệm của người nào, người đó sẽ chịu và chúng ta sẽ kiểm soát được các phần phát sinh không mong muốn.
– Minh bạch: Nhà thầu cần có giám sát kỹ thuật, thủ kho… chuyên nghiệp, tư cách pháp nhân, thiết bị thi công và an toàn lao động phải đảm bảo. Hợp đồng thanh quyết toán giữa các bên phải rõ ràng, đúng hẹn, sổ sách ghi chép đầy đủ, tránh tình trạng quyết định theo cảm tính
– Công bằng: Hiểu rõ bản chất ngôi nhà của mình (nhà biệt thự khác nhà phố) những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng, không “xử ép” nhà thầu, và chuyện “tiền nào của nấy” là điều đương nhiên.
– Kiểm soát: Kiểm soát hồ sơ thiết kế, dự toán (thiết kế khác với thi công), thời gian và tiến độ thi công, chủng loại vật tư sử dụng, quy cách nghiệm thu và bảo hành.
⇒ Điều quan trọng nhất nữa đó chính là tìm được cho mình một nhà thầu uy tín, trình độ và kỹ thuật cao. Phát sinh là điều không thể tránh khỏi nhưng để hạn chế tối đa thì chúng ta có thể kiểm soát được. Chúc các bạn có những kinh nghiệm bổ ích trong việc xây nhà nhé.